Khoai môn sấy là món ăn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, vừa ngon vừa thơm ngậy lại có công dụng cải thiện rất nhiều bệnh như đái tháo đường, cầm máu, trị các chứng tiêu chảy,… Vậy cách làm khoai môn sấy có dễ không? Hãy cùng Đông Nam tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé!

Mục lục
Đặc điểm của khoai môn sấy
Khoai môn sấy sử dụng công nghệ sấy hiện đại giúp khoai môn giữ được nguyên màu sắc, mùi vị, chất dinh dưỡng, độ giòn thơm ngon.
Khoai môn sấy có các đặc điểm sau:
- Chất lượng tiêu chuẩn hàng xuất khẩu
- Không sử dụng hóa chất, phẩm màu
- Không đường, không chất bảo quản
- Không chứa cholesterol
- Hương vị và màu sắc tự nhiên
- Giàu chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Cách làm khoai môn sấy khô
Vậy cách làm khoai môn sấy như sau:
Bước 1: Lựa chọn khoai môn
- Chọn củ khoai môn vừa không già quá cũng không non quá.
- Bạn nên chọn những củ khoai môn có kích thước vừa phải, nên mua khoai môn đúng thời vụ thì chất lượng sẽ tốt hơn mà giá cả lại không mắc.
-
Bước 2: Sơ chế khoai môn
- Khoai môn sau khi bạn mua khoai về bạn cần tách vỏ và thát lát mỏng, hoặc dạng que để khoai môn dễ sấy.
- Sau khi khoai môn thái xong, bạn cho khoai môn vào chậu đã pha sẵn 1 lượng nước đun sôi để nguội ngâm 20-30 phút, bạn nhớ thêm 1 chút muối để khoai môn được đậm đà hương vị hơn. Sau đó bạn vớt ra để ráo nước khoảng 4 tiếng.
-
Bước 3: Sấy khoai môn
- Bạn xếp khoai môn vào khay sấy dàn đều và có khoảng cách để khoai sấy nhanh, nhiệt độ sấy đều cả khay.
- Sau đó bạn tiến hành cài đặt nhiệt độ sấy, đối với máy sấy nhiệt bạn sấy ở nhiệt độ khoảng 65 độ C và sấy trong khoảng 10 giờ, tùy vào khẩu vị bạn có thể sấy dẻo thì cài thời gian sấy ngắn hơn khoảng 8 tiếng đồng hồ (độ ẩm sấy khoảng 20%).
- Đối với máy sấy lạnh, bạn sấy ở nhiệt độ 40 độ C sấy đến khi độ ẩm còn 5%, khoai môn sấy khô, giòn là được.
- Sau khi khoai môn sấy xong bạn đưa ra ngoài để nguội, sau đó đóng gói trong túi zip hoặc hút chân không để bảo quản tốt hơn.
Tác dụng chữa bệnh của khoai môn
Khoai môn giúp chống lão hóa
Thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như canxi, protein, phốt pho, kali, sắt, magie, carotene, natri, niacin, vitamin B, vitamin C, saponin,… giúp cơ thể con người chống lại các chất gây lão hóa da, tăng cường sức đề kháng, gia tăng thị lực, nhuận tràng,…
Chữa bệnh đái tháo đường
Đối với người bị bệnh tiểu đường phải kiêng rất nhiều món ăn trong thực đơn hàng ngày, thì khoai môn lại là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (mặc dù chứa nhiều tinh bột) phù hợp với người tiểu đường, người tiểu đường không sợ bị tăng đường huyết. Ngoài ra, trong khoai môn còn chứa rất nhiều vitamin A giúp ổn định nồng độ đường trong máu.
Chữa bệnh thận
Những người mắc bệnh thận cần có chế độ ăn uống hợp lý nên cần kiêng nhiều chất đường, đạm, chất béo vì nó khiến thận phải hoạt động nhiều gây khó thở, đau tức. Khoai môn có hàm lượng chất béo, đạm, đường rất ít nhưng lại giàu calo giúp cung cấp năng lượng khá cao nên rất tốt cho những người đang trong quá trình điều trị bệnh thận.
Chữa bệnh viêm khớp, u hạch
Khoai môn kết hợp với rau ngổ, rau cần nấu thành cám, ăn nóng có thể chữa bệnh u hạch, viêm khớp. Ngoài ra, khoai môn giã nhỏ thành bã đắp lên vết thương bỏng sẽ lên da non, sẽ nhanh chóng liền sẹo.